Năm Mới (Shogatsu hay Oshogatsu) ở Nhật Bản thật thú vị. Đây được xem là một trong những lễ hội và kì nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm ở Nhật Bản và là trải nghiệm tuyệt vời cho những ai du lịch Nhật vào thời điểm này. Có rất nhiều hoạt động diễn ra trong suốt kì nghỉ lễ quan trọng này. Hãy cùng tìm hiểu để biết được người dân Nhật Bản đón mừng năm mới như thế nào nhé!
Ảnh: Trang hoàng năm mới tại ngôi chùa nổi tiếng Asakusa Kannon. Photo Credit: mrhayata at Flickr through Creative Commons Licensing.
Bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về Tết truyền thống Nhật Bản, những yếu tố hiện thực, lịch sử, truyền thống, văn hóa và những thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn. Theo ý kiến của riêng tôi, bạn hãy một lần thử đón tết tại Nhật, nơi bạn có thể tận hưởng ánh mặt trời đầu tiên của ngày từ rất sớm. Đây là một trong nhiều thật nhiều những hoạt động thú vị bạn có thể trải nghiệm tại đây bởi lẽ không tự nhiên mà Nhật Bản lại được mệnh danh là “Đất Nước Mặt Trời Mọc”
Ảnh: Những chiếc lồng đèn được treo lên trong dịp năm mới ở Kyoto. Photo Credit: goodmami at Flickr through Creative Commons Licensing.
Không giống như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, người dân Nhật Bản đón mừng năm mới của họ vào ngày 01/01 Dương Lịch hàng năm.
Sử sách nói rằng, trong suốt thời Meiji Era (1868-1912) Nhật Bản đón Tết dựa trên âm lịch của người Hoa. Ngày đầu tiên của tháng 1 chỉ chính thức trở thành ngày đầu tiên của năm mới ở Nhật Bản từ 5 năm kể từ thời Minh Trị Duy Tân.
Ảnh: Tất cả các trường học đều đóng cửa trong dịp lễ mừng năm mới. Photo Credit: John Gillespie at Flickr through Creative Commons Licensing.
Năm mới của người Nhật kéo dài trong một vài ngày. Bạn đã có kế hoạch gì cho những ngày này chưa? Còn tôi thì đã có cả một danh sách dài những thứ hay ho để trải nghiệm với mùa xuân này tại Xứ Sở Phù Tang rồi đấy. Kì nghỉ Tết ở đây thường bắt đầu từ 30/12 và kéo dài đến hết 03/01 năm sau, nhiều người làm việc và học tập ở các thành phố lớn quay trở về quê hương để đón năm mới với bạn bè và gia đình. Các trường học ở Nhật cũng đóng cửa 2 ngày trước và sau năm mới.
31/12 – Đêm giao thừa thiêng liêng
Ảnh: Thế hệ trẻ ngày nay đặc biệt yêu thích các show âm nhạc. Màn trình diễn guitar tại một câu lạc bộ ở Tokyo trong đêm giao thừa. Photo Credit: masao nakagami at Flickr through Creative Commons Licensing.
31/12 là một ngày vô cùng quan trọng đối với người Nhật. Tôi biết mỗi người có một cách riêng để trải qua đêm giao thừa đáng nhớ nhất, bạn có thể tiệc tùng cùng bạn bè, đi đến một vài buổi biểu diễn âm nhạc hoặc cũng có thể ngồi tại nhà mở tivi và ngồi chờ thời khắc đếm ngược từng giây để đón chào năm mới... Cùng điểm qua những hoạt động bạn có thể làm trong đêm giao thừa ở Nhật Bản nhé!
Rung chuông trong đêm
Ảnh: Tháp chuông tại đền Nanzenji ở Kyoto. Photo Credit: Hideyuki KAMON at Flickr through Creative Commons Licensing.
Người Nhật cũng thường hay đi lễ chùa hoặc viếng thăm các ngôi đền trong đêm giao thừa. Tháp chuông của những ngôi đền ở Nhật sẽ rung lên 108 lần như kéo con người thoát khỏi 108 những ham muốn trần tục sẽ đem đến khổ ải cho họ.
Những hoạt động mới ngày càng trở nên phổ biến
Photo Credit: Dennis Amith at Flickr through Creative Commons Licensing.
Trong thế kỉ 21, xem show “kohaku uta gassen” trong đêm giao thừa đã trở thành một hoạt động thường niên được giới trẻ hiện đại ở Nhật ngày càng yêu thích. Mọi người có thể vừa thỏa thích chiêm ngưỡng những màn trình diễn đặc sắc vừa nhảy múa và hòa ca cùng những giai điệu ngọt ngào mà đoàn trình diễn đem lại.
Đón ánh mặt trời đầu tiên của năm mới tại Nhật Bản
Ảnh: Ánh Mặt Trời đầu tiên của năm mới, Quả là một khoảnh khắc tuyệt vời! Photo Credit: Yuki Matsukura at Flickr through Creative Commons Licensing.
Ở Nhật Bản, bình minh đầu tiên của năm mới được tin là khoảnh khắc linh thiêng. Thông thường, mọi người thường tìm cho mình một địa điểm thuận tiện để có thể đón ánh bình minh năm mới. Rất nhiều người chọn đi biển, một vài người khác lại chọn đỉnh núi để có thể có một địa điểm tốt nhất để đón ánh mặt trời. Núi Takao là một trong những nơi tốt nhất để có thể đón bình minh đầu tiên của năm mới.
Ảnh: Ánh mặt trời đầu tiên của năm mới trên biển Ibaraki, Nhật Bản. Photo Credit: hirotomo t at Flickr through Creative Commons Licensing.
Nếu được đón bình minh năm mới trên đỉnh núi Phú Sĩ thì còn gì tuyệt hơn nhỉ? Nhưng thực tế thì bạn sẽ không bao giờ làm được điều đó bởi lẽ thời tiết mùa đông với tuyết phủ dày khắp ngọn núi chắc chắn không phải là điều kiện tuyệt vời để bạn leo núi Phú Sĩ đâu.
Vậy người dân Nhật thường ước nguyện gì với Mặt Trời? Họ cầu nguyện thần Mặt Trời ban cho họ một năm suôn sẽ, sức khỏe, cuộc sống an lành với nhiều hạnh phúc và phước lành. Phong tục phổ biến này được hình thành đã rất lâu rồi, từ thời Meiji Era (1868 – 1912)
Hatsumode – Ghé thăm và cầu nguyện tại đền chùa ở Nhật
Ảnh: Rất đông khách tham quan xếp hàng chờ tới lượt để cầu nguyện tại đền thờ. Photo Credit: Takashi Hososhima at Flickr through Creative Commons Licensing.
Hatsumode là gì? Từ “Hatsumode” nói đến việc viếng thăm ngôi đền hoặc chùa đầu tiên trong dịp tết của người Nhật. Điều này có nghĩa là không nhất thiết bạn phải đi lễ chùa vào ngày 01/01 mà đi vào ngày 2 hay 03/01 cũng được gọi là “Hatsumode”. Người dân Nhật thường đi lễ chùa đầu năm mới để cầu chúc một năm an lành, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình. Cùng với việc đi lễ chùa, bạn cũng có thể thưởng thức những món ăn đặc biệt từ các quầy bán hàng được bày bán trong khuôn viên đền, mua cho mình những chiếc bùa may mắn cho năm mới và hủy chiếc bùa của năm cũ, hãy yên tâm rằng nó đã được thay thế bởi cái mới rồi nhé!
Ảnh: Rất nhiều khách ghé thăm đền Ikuta, Kobe.Photo Credit: holycalamity at Flickr through Creative Commons Licensing.
Trong khi thăm đền, chùa chắc hẳn rằng các bạn sẽ gặp được rất nhiều người trong đó có cả những người bạn chưa từng quen biết. Thế nhưng hãy nói “Akemashite Omedeto Gozaimasu” (Chúc mừng năm mới) với mọi người nhé! Chắc chắn rằng bạn sẽ nhận lại những câu chúc đầy thân thiện từ người đối diện. Rất nhiều những cô gái, chàng trai cũng khoác lên mình những bộ kimono truyền thống nhiều màu sắc trong dịp lễ chùa đầu năm mới.
Những ngôi đền và chùa được ưu tiên lựa chọn cho Hatsumode
Ảnh: Đền Yasaka-jinja Shrine tại Kyoto. Photo Credit: Matt Perreault at Flickr through Creative Commons Licensing.
Vậy bạn nghĩ gì về phong tục này của người Nhật? Là một du khách quốc tế, bạn có muốn viếng thăm ít nhất một ngôi đền trong dịp lễ linh thiêng này? Nếu có thì Đền Minh Trị, tọa lạc tại Harajuku, Tokyo là một trong những ngôi đền chúng tôi đặc biệt gợi ý cho các bạn trong dịp lễ này.
Ảnh: Bạn có thể mua những lá bùa cầu an cho năm mới tại những quầy hàng như thế này tại Đền Minh Trị, Tokyo. Photo Credit: ladyous at Flickr through Creative Commons Licensing.
Theo ước tính, có khoảng xấp xỉ một triệu lượt khách ghé thăm ngôi đền nổi tiếng này vào những ngày đầu năm mới. Bởi lẽ, ở Nhật người ta cho rằng nơi tốt nhất để cầu nguyện trong dịp năm mới là tại một ngôi đền Shinto.
Ảnh: Đền Minh Trị vào lúc nửa đêm trong những ngày đầu năm mới! Photo Credit: john_v_mccollum at Flickr through Creative Commons Licensing.
Bạn cũng có thể viếng thăm một số địa điểm phổ biến khác cho dịp hatsumode này ở Tokyo: Chùa Asakusa Kannon, đền Nishiarai hay Kawasaki Daishi. Bạn có thể viết những ước nguyện của mình lên những tấm gỗ tại ngôi đền và treo chúng lên giá, những ước nguyện ấy sẽ thành sự thật đấy!
Ảnh: Những tấm gỗ được ghi đầy ước nguyện của người đi lễ chùa! Photo Credit: Wilhelm Joys Andersen at Flickr through Creative Commons Licensing
Omikuji
Ảnh: Omikuji. Photo Credit: KittyKaht at Flickr through Creative Commons Licensing.
Omikuji là lá giấy viết những dự đoán cho tương lai bạn, xuất hiện ở hầu hết các ngôi chùa Phật giáo và đền thần đạo ở Nhật. Tương tự như những quẻ bói ở Việt Nam. Mua những tờ omikuji trong dịp tết đã trở thành truyền thống từ bao đời nay tại Nhật. Bạn có thể thử xem những dự báo về năm mới của mình như thế nào nhé! Ngày xưa, những mảnh giấy này thường được viết bằng tiếng Nhật nhưng gần đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những tờ Omikuji bằng tiếng Anh, tiếng Hàn hoặc tiếng Hoa.
Nội dung của những “quẻ bói” này thường may mắn, bình thường hoặc thậm chí là những điều có thể xui xẻo trong tương lai. Nếu nhận được những thông điệp Omikuji không may, người Nhật sẽ cột những mảnh giấy này lên những nhánh cây và họ tin rằng điều này sẽ xóa bỏ được những điều không may ấy, theo đó những điều may mắn sẽ đến với họ trong năm mới.
(Còn tiếp...)
Samurai Tour sưu tầm.
Samurai Tour hân hạnh mang đến những bài viết giá trị về cảnh đẹp và văn hoá Nhật Bản.
Sơ lược về Samurai Tour:
Samurai Tour là đơn vị chuyên tổ chức tour đi Nhật Bản với 7 năm kinh nghiệm đưa đón các đoàn khách Việt Nam đến với đất nước mặt trời mọc. Đặc biệt, Samurai Tour cũng là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi đầu tư cả văn phòng hỗ trợ ngay tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản để đảm bảo mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho quý khách tham quan. Hiện Samurai Tour đang có nhiều chương trình đặc sắc với giá ưu đãi cho quý khách hàng đăng kí sớm. Vui lòng truy cập website: www.samuraitour.com.vn hoặc www.dulichnhatban.net hay liên hệ ngay qua số: 08 3914 6408 để được tư vấn chi tiết. |