CHUYÊN TỔ CHỨC TOUR THAM QUAN NHẬT BẢN

Cảm Nhận Văn Hóa Nhật Bản Qua Cách
Đón Mừng Năm Mới (Phần 2)

Otoshidama

Ảnh: Bỏ tiền lì xì vào những phong thư nhỏ (Pochibukuro). Photo Credit: tecking at Flickr through Creative Commons Licensing.

Lì xì cho trẻ em trong dịp năm mới ở Nhật được gọi là Otoshidama. Với số tiền có được, trẻ em có thể sử dụng để mua bất kì thứ gì mà chúng đang ước ao có được. Thông thường, cha mẹ, ông bà hoặc cô chú và những người có quan hệ họ hàng đều lì xì cho trẻ em trong gia đình. Số tiền tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ em và được cho vào những phong bao xinh xắn được gọi là Pochibukuro.

Húp bát mì Soba nóng

Ảnh: Toshikoshi Soba! Photo Credit: Christian Kadluba at Flickr through Creative Commons Licensing.

Có rất nhiều những phong tục truyền thống trong đêm giao thừa và thưởng thức một bát mì Soba là một trong những phong tục ấy. Phong tục truyền thống này bắt nguồn từ thời kì Edo (1603-1868). Mì soba là một phần không thể thiếu trong bữa tối của người Nhật. Mì Soba là biểu tượng của sự trường thọ và may mắn. Thêm một điều cần lưu ý là bạn không được ăn bát mì này khi đã quá nửa đêm, điều này sẽ mang đến những điều không may mắn cho bạn trong năm mới. Đây là một trong những phong tục mà người Nhật luôn tin tưởng.

Những món ăn truyền thống Nhật Bản trong dịp năm mới

Hẳn là bạn đã có sẵn cả danh sách dài những món ăn để nếm thử trong dịp Tết này rồi phải không nào? Nhưng hãy xem người Nhật ăn gì trong năm mới nhé!

Ảnh: Osechi Ryori! Những món ăn trông thật bắt mắt phải không nào. Photo Credit: kimubert at Flickr through Creative Commons Licensing.

Có một bữa ăn đặc biệt được gọi là Osechi Ryori, thường được chuẩn bị trước khi kết thúc năm cũ và được dùng trong năm mới. Rất nhiều loại thực phẩm có trong bữa ăn này: hải sản, rau thái mỏng, đậu luộc và một số món khác nữa. Mỗi món ăn được bày biện trong từng hộp gọi là Jubako.

Lý do phải sử dụng những chiếc hộp này đó là thức ăn sẽ được bày biện đẹp mắt hơn và được dùng một cách trọn vẹn. Mỗi món ăn này không được trộn lẫn với các món ăn khác và tượng trưng cho một điều may mắn trong tương lai như sức khỏe, hạnh phúc, mùa màng bội thu, trường thọ và sung túc trong cuộc sống.

Otoso Set thật đẹp mắt phải không nào! Photo Credit: Ken Schwarz at Flickr through Creative Commons Licensing.

Otoso là một loại rượu được dùng trong bữa ăn osechi. Đây là một loại thảo dược được làm từ rượu gạo của Nhật. Người Nhật tin rằng uống Otoso sẽ giữ cho họ thoát khỏi những cám dỗ của quỷ dữ. Thông thường, người Nhật sẽ uống loại rượu này trước khi dùng những món ăn osechi.

Ảnh: Ozoni – Món canh truyền thống Nhật Bản. Photo Credit: kimubert at Flickr through Creative Commons Licensing.

Ozoni (Zoni) Là một món ăn đặc biệt được dùng vào bữa sáng trong ngày đầu tiên của năm mới. Hãy thưởng thức và cầu cho một năm mới an lành nhé!

Nengajo

Ảnh: Nengajo – Thiệp chúc mừng năm mới. Photo Credit: Danny Choo at Flickr through Creative Commons Licensing.

Nengajo là thiệp chúc mừng năm mới của người Nhật. Người Nhật có truyền thống gửi tặng thiệp cho bạn bè và người thân trong dịp năm mới. Tương tự như thiệp Giáng sinh nhưng nengajo lại có một chút khác biệt so với thiệp Noel bạn thường tặng cho bạn bè. Trẻ em trông chờ để đọc những lời chúc ghi trong nengajo vào sáng sớm ngày đầu năm mới.

Ý tưởng trang trí trong năm mới

Ảnh: Lẵng hoa xinh xắn Kadomatsu. Photo Credit: pelican at Flickr through Creative Commons Licensing.

Bạn chắc chắn sẽ rất ấn tượng với cách trang hoàng của người Nhật cả trong nhà lẫn bên ngoài đấy nhé! Những cửa  hàng được trang trí với những ý tưởng theo phong cách truyền thống với các đồ trang trí làm từ cành cây mận và ống tre. Mọi người đều tất bật dọn dẹp nhà cửa, họ muốn tất cả đều phải tươm tất và sạch sẽ trước thềm năm mới.

Ngay lối vào của rất nhiều cửa hiệu, nhà tiêng và tòa nhà đều được trang trí với Kadomatsu. Đây là biểu tượng của sự trường thọ. Để hoàn thành một lẵng hoa Kadomatsu bạn cần có 3 ống tre với chiều dài khác nhau được cắt xéo, bên cạnh đó còn có những cành cây mận và cây thông được thêm vào và mang ý nghĩa của riêng nó.

Kagami Mochi tại đền Kibitsu Jinja, Okayama, Japan. Photo Credit: pelican at Flickr through Creative Commons Licensing.

Người Nhật cũng trưng bày Shimekazari phía trên lối ra vào nhà. Người Nhật tin rằng đây là cách để mời Thượng đế vào nhà để phù trợ cho năm mới của họ. Shimekazari bao gồm sợi dây nhỏ được làm từ rơm được gói zic zắc trên một tờ giấy gấp gọi là shide. Một số nơi có thể đặt thêm một trái cam bên trên. Có một kiểu trang trí theo phong cách Nhật khác trong năm mới gọi là Kagami mocha. Gồm hai viên bánh gạo tròn và một quả cam (hình minh họa).

Chúc mừng năm mới 2017!

Ảnh: Đèn lồng được thắp sáng tại Đền Minh Trị trong đêm giao thừa. Photo Credit: john_v_mccollum at Flickr through Creative Commons Licensing

Đón năm mới ở Nhật Bản sẽ khiến cho chuyến đi của bạn trở nên đặc biệt hơn bất kì chuyến đi nào khác trong năm. Mặc dù đa phần các cửa hàng đều đóng cửa vào ngày 01/01 nhưng bạn vẫn có thể có tận hưởng một cách trọn vẹn không khí mừng năm mới của người dân Nhật Bản bằng cách thực hiện những gợi ý trên. Hi vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin thú vị về cách đón năm mới cũng như những truyền thống thú vị của người Nhật trong dịp năm mới!

Samurai Tour sưu tầm.

Samurai Tour hân hạnh mang đến những bài viết giá trị về cảnh đẹp và văn hoá Nhật Bản.

Sơ lược về Samurai Tour:

Samurai Tour là đơn vị chuyên tổ chức tour đi Nhật Bản với 7 năm kinh nghiệm đưa đón các đoàn khách Việt Nam đến với đất nước mặt trời mọc. Đặc biệt, Samurai Tour cũng là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi đầu tư cả văn phòng hỗ trợ ngay tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản để đảm bảo mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho quý khách tham quan.

Hiện Samurai Tour đang có nhiều chương trình đặc sắc với giá ưu đãi cho quý khách hàng đăng kí sớm. Vui lòng truy cập website: www.samuraitour.com.vn hoặc www.dulichnhatban.net hay liên hệ ngay qua số: 08 3914 6408 để được tư vấn chi tiết.

 


0

các khám phá khác

image

Những miếng sushi biết bơi trên đĩa ở Nhật Bản

Các món ăn được biến tấu và trang trí đẹp mắt với những hình dáng chim sa cá lặn.

00
image

Bí ẩn Trà Đạo Nhật Bản

Trà Đạo (sadou) - hiểu theo tiếng Hán nghĩa là “Trà đạo”, nghi thức Trà đạo Nhật Bản luôn được hiểu theo một cách nghỉ đơn giản là “Cách uống trà…

01
image

“Mãn nhãn” với những trường mẫu giáo đẹp như mơ tại Nhật Bản

Nhiều ngôi trường cho trẻ em mẫu giáo ở Nhật đẹp không khác gì “resort 5 sao”.Nhật Bản từ lâu vốn nổi tiếng với nền giáo dục cực kì chất lượng, chuyên…

00

Hotline: 0906 726 785

Ms.Vy: Skype

Ms.Nhut: Skype